Liên hệ để được tư vấn! - Xem ngay

Cây Tre Tầm Vông, loài tre giá trị cao của Việt Nam

Cây Tre Tầm Vông, loài tre giá trị cao của Việt Nam

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Đây có phải là những thông tin, bạn thường thấy về cây tầm vông trên các trang tìm kiếm đại trà. Liệu những thông tin này có chính xác, như những gì chúng ta đang tìm kiếm? Chính bạn cũng muốn tìm kiếm những thông tin chính xác về cây tầm vông, từ những nguồn uy tín nhất? Và tại sao cây tầm vông Bình Phước, đang được nhiều người sử dụng?

Ngay sau đây, bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc trên. Cùng với đó là tất cả những thông tin mà bạn có được qua bài viết này, đều được trích dẫn từ nguồn như gov.vn, baothanhnien.com và những nghiên cứu thực tế .v.v… từ đó đem lại những thông tin chính xác nhất về loại cây này.

Đầu tiên, chúng ta cùng đi vào. Cây tầm vông là cây gì?

Cây tầm vông là cây gì?

1. Nguồn gốc

Cây tầm vông tên khoa học Thyrsostachys Siamensis, thuộc họ Tre (Bambusoideae) hay còn gọi là cây trúc Thái, trúc Xiêm La, người dân tại Việt Nam hay gọi là cây tầm vông rừng.

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Cây tre tầm vông vùng Bình Phước @egreenliving

Nguồn gốc tại khu vực Đông Nam Á, được trồng phổ biến tại miền nam Việt Nam ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Bình Dương và Bình Phước. Một số được trồng tại các tỉnh biên giới của Campuchia và Việt Nam ở tỉnh Kadal, Svay Rieng, Prey Veng, Taboong Khmum và Mondulkiri.

2. Đặc điểm

Cây có đường kính từ 4-6cm, thân cây trưởng thành cao khoảng 6-14 m gồm 13 – 17 lóng nối với nhau bằng các “mắt”. Dưới mỗi mắt lóng đều có một vòng trắng rất dễ nhận thấy nhất là ở cây 1 mùa, đây cũng là một trong số đặc điểm đặc trưng của loại cây này.  Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây. Thời gian cây có thể thu hoạch là từ năm thứ 2, kể từ khi măng mọc.

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Vườn cây tre tầm vông của @egreenliving

Đặc điểm của măng tầm vông có kích thước khá nhỏ nhưng đặc ruột, màu trắng ngà, mọc từ mắt ngầm của cây trưởng thành dưới đất. Măng tầm vông chủ yếu xuất hiện vào khoảng tháng 4-5 (âm lịch) và kéo dài đến tháng 9-10 (âm lịch).

3. Công dụng

Cây tầm vông có nhiều công dụng hữu ích, từ làm thức ăn cho còn người, làm đồ thủ công mỹ nghệ và sử dụng trong y dược.

Với cây tầm vông trưởng thành, được sử dụng làm các công trình tre, nhà tre, hàng rào tre. Một số được đưa qua xử lý, tạo thành các mặt hàng nội thất tre xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Trong đó có mặt hàng gậy tầm vông, được các quốc gia Châu Âu sử dụng trong thiết kế nghệ thuật, vì đem lại vẻ tự nhiên nên khá được ưa chuộng.

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Cây tầm vông 7 năm tuổi, 2 mùa @egreenliving

Măng tầm vông còn được sử dụng làm thức ăn hằng ngày, như nấu canh, nấu lẩu, sào .v.v… Với vị hơi đắng nhẹ, giòn và ngọt. Được đánh giá, ngon hơn các loại măng khác. Tuy nhiên đa số măng tầm vông được bảo vệ và chăm sóc, vì giá trị kinh tế khi măng trưởng thành.

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Vườn cây tre tầm vông trồng gần ao @egreenliving

Còn một công dụng rất hữu ích của cây tầm vông, đó là lá tầm vôngLá tầm vông được sử dụng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Kết hợp một số loại cây khác có thể điều trị thêm viêm loét miệng, chữa sởi ở kỳ đang mọc, chữa thủy đậu .v.v…

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Cây tre tầm vông đá tại Bình Phước @egreenliving

Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo rất hiệu quả.

Với nhiều công dụng giá trị và hữu ích, được sử dụng để xuất khẩu sang các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Từ đó đem lại giá trị kinh tế cao, cho nhiều hộ nông dân.

Đặc biệt, loại cây tầm vông thường được các nhà máy và làng nghề tre thu mua và sử dụng nhiều nhất, có tên gọi là cây tầm vông Bình Phước. Đây là loại cây tầm vông như thế nào? Vì sao thường được các nhà máy và làng nghề tre thu mua và sử dụng? Hãy cùng đến phần tiếp theo, giá trị kinh tế của cây tầm vông Bình Phước.

Giá trị kinh tế của cây tầm vông Bình Phước

Cây tầm vông Bình Phước là cây tầm vông được phát triển, và nhân giống tại khu vực tỉnh Bình Phước. Với những đặc tính và nguồn gốc, tương tự như cây tầm vông rừng. Tuy nhiên tỉnh Bình Phước lại có các yếu tố then chốt, giúp cây tầm vông phát triển tốt và đem lại sản lượng cao như:

  • Vị trí địa lý và khí hậu
  • Cây tầm vông được bảo vệ và phát triển
  • Sự hợp tác giữa hộ nông dân trồng cây, và cơ sở thu mua cây tầm vông

Vậy để hiểu rỏ hơn về 3 yếu tố này, đã tác động như thế nào đến chất lượng và sản lượng của cây tầm vông, chúng ta cùng đi vào yếu tố đầu tiên “vị trí địa lý và khi hậu”.

1. Vị trí địa lý và khí hậu

Cây tầm vông là một loại cây có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, đặc biệt có khả năng chịu khô hạn khá tốt. Với cây tầm vông khi sống ở môi trường có độ ẩm cao và lượng mưa nhiều thân cây khá xốp và mềm, tuy nhiên thân cây tầm vông lại rất cứng khi sống ở môi trường khô hạn. Với một đặc điểm khá quan trọng giúp bụi tầm vông lớn và nhiều cây, đó là độ ẩm cao và lượng mưa lớn.

Vào mùa măng mọc các chồi trên gốc thân của cây tầm vông bắt đầu phá triển, khi có được độ ẩm và nguồn nước thích hợp các chồi mở ra đâm xuyên ra ngoài một khoảng thân mẹ và mọc ngược khỏi mặt đất. Với các chồi con thiếu nước, sẽ bị cứng lại và không thể phát triển thành măng.

Như vậy để có thể phát triển tốt, đem lại sản lượng cao và cho ra cây tầm vông chất lượng. Phải có được hai yếu tố:

  • Mùa măng mọc cần độ ẩm và lượng nước cao
  • Điều kiện khí hậu khô hạn sau mùa măng

Với hai yếu tố trên, tỉnh Bình Phước là một trong 17 tỉnh tại khu vực phía Nam. Thỏa mãn đầy đủ các điều kiện thuận lợi, cũng như mọi yếu tố cho cây tầm vông phát triển tốt nhất.

Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 – 11, mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 – 2.325 mm. Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Rất thuận lợi cho cây tầm vông phát triển.

Mùa mưa kéo dài tháng 5 đến tháng 11, vừa trùng khớp với mùa măng mọc vào khoảng tháng 4-5 (âm lịch) và kéo dài đến tháng 9-10 (âm lịch). Từ đó măng tầm vông có điều kiện thuận lợi, có được độ ẩm cao và lượng nước phù hợp thúc đẩy các chồi con phát triển thành măng, mỗi bụi cây tầm vông có thể cho ra 20 đến 30 cây măng con.

Cây tầm vông hay còn gọi là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre thân đốt, cây có đường kính từ 3-6m, thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m. Cây tầm vông thường mọc thành bụi dày đặc, mỗi bụi từ 20-50 cây.

Lá cây tre tầm vông @egreenliving

Ngay sau khi mùa mưa và bắt đầu mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, đa số cây măng cũng đã phát triển thành cây tầm vông non dài từ 5-7m và thân cây to và xốp. Trong khoảng thời gian đó nhờ vào mùa khô đã đến, cây tầm vông bắt đầu co lại dần và già đi. Do lượng nước trong thân thấp nên cây tầm vông sẽ phải phá triển cứng cáp lớp vỏ bên ngoài, cùng với các sơ tre liên kết chặt chẽ bảo vệ sự mất nước của cây, chống lại môi trường hanh khô tại tỉnh Bình Phước. Từ đó thân  cây tầm vông cứng cáp hơn và không bị xốp cây. Sau khi người dân chặt hạ và sử dụng vào nhiều công việc, cho thời gian sử dụng lâu hơn và bền hơn cây tầm vông tại nhiều khu vực khác.

2. Cây tầm vông được bảo vệ và phát triển

Với tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao của cây tầm vông, tỉnh Bình Phước đã có sự hỗ trợ người dân phát triển giống cây tầm vông tại tỉnh. Hỗ trợ người dân phát triển về quy trình trồng và khai thác, từ đó cây tầm vông tại tỉnh Bình Phước ngày càng phát triển và đem lại năng suất cao cho nhiều hộ nông dân.

Một số tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương… Cây tầm vông lại chưa được chú trọng và phát triển do đô thị hóa cao, từ đó nguồn cây tầm vông tại đây ngày càng bị thu hẹp, nhiều hộ nông dân bắt đầu phá vườn cây tầm vông chuyển sang trồng những loại cây khác hoặc bán đất. Làm cho cây tầm vông tại nơi đây bị suy giảm chất lượng, diện tích bị thu hẹp và kém năng suất.

Như vậy việc hỗ trợ từ nhà nước đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp cây tầm vông ngày càng nhân rộng được quy mô mà còn tăng thêm năng suất. Giúp cho cây tầm vông tại khu vực tỉnh Bình Phước ngày càng phát triển đem lại nguồn nguyên liệu chất lượng, giúp cho nhiều hộ nông dân phát triển cuộc sống.

 
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.